Bóng bàn có nguồn gốc từ nước Anh, vốn là một trò giải trí sau giờ ăn tối của giới thượng lưu dưới thời Nữ hoàng Victoria của thập niên 1880.
Bóng bàn có nguồn gốc từ nước Anh, vốn là một trò giải trí sau giờ ăn tối của giới thượng lưu dưới thời Nữ hoàng Victoria của thập niên 1880.
Môn bóng bàn gắn liên với tên tuổi Kỹ sư Giêm Ghibơ (James Gibb). Từ
năm 1889, ông đã cùng với những người trong gia đình dùng bàn ăn và
những chiếc vợt bằng gỗ, quả bóng bằng lie để giải trí. Trò chơi này đã
thu hút sự chú ý của công chúng nước Anh và Hãng Xenluloit (Celluloid)
đã cùng tác giả hợp tác để sản xuất ra những quả bóng... Từ đó trò chơi
đã có hiệu quả hơn. Việc sản xuất bóng bàn được thương mại hóa nhanh
chóng và nó trở thành một môn thể thao được nhiều người ưa thích vì rẻ
tiền mà tác dụng rèn luyện thì rất hiệu quả.
Sự phổ biến của trò chơi này đã đưa đến việc các nhà sản xuất trò chơi điện tử (electronic game)
bán những dụng cụ thi đấu nhằm mục đích thương mại. Âm thanh tạo ra
trong lúc chơi các trò này được đặt cho các tên như "whiff whaff" và
"ping pong". Cái tên Ping pong được sử dụng rộng rãi trước khi công ty
J. Jaques & Son Ltd của Anh đăng kí bản quyền vào năm 1901. Cái tên
ping pong từ đó được dùng cho những trận đấu sử dụng dụng cụ thi đấu
Jaques rất đắt tiền. Một tình trạng tương tự xảy ra ở Hoa Kỳ nơi mà Jaques đã bán quyền sử dụng tên ping pong.
Bóng bàn bắt đầu phát triển và phổ biến từ năm 1901 khi những cuộc
đấu bóng bàn được tổ chức, những cuốn sách viết về bóng bàn bắt đầu xuất
hiện, và một giải vô địch thế giới không chính thức được tổ chức vào
năm 1902. Năm 1921 Tổ chức Bóng bàn được thành lập ở Anh, và Liên đoàn
Bóng bàn Thế giới (ITTF) được thành lập tiếp theo năm 1926. London là chủ nhà đầu tiên của giải vô địch thế giới năm 1927. Bóng bàn được chính thức trở thành môn thi đấu ở Thế vận hội 1988.
Đến cuối năm 2000, ITTF đã thay đổi một vài luật thi đấu. Đầu tiên,
quả bóng cũ, đường kính 38 mm, được chính thức thay thế bằng quả bóng 40
mm. Điều này làm mở rộng sức cản không khí của quả bóng và giảm tốc độ
trận đấu. Vào thời điểm đó, các tay vợt bắt đầu mở rộng độ dày của lớp
cao sau dưới cây vợt, làm cho trận đấu sẽ trở nên nhanh hơn, và rất khó
có thể coi được trên TV.
Thứ hai, ITTF thay đổi từ hệ thống ván đấu 21 điểm xuống 11. ITTF cũng
đổi luật giao bóng để tránh việc vận động viện giấu bóng trong khi giao
để kéo dài độ dài đường bóng, và cũng để giảm bớt sự phụ thuộc vào việc
giao bóng.

Y kiến phải hồi của người đọc.